Dòng xe đạp tập thể dục đang ngày một chứng tỏ được sức thu hút của mình khi được đông đảo nhiều người chọn mua để tập luyện thể dục tại nhà. Không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, tập luyện với xe đạp thể dục tại nhà, bạn không cần bận tâm về thời tiết nắng hay mưa, không cần sợ cảnh tắc đường khi phải di chuyển đến công viên hay phòng tập. Giá cả của xe đạp tập thể dục tại nhà cũng rất đa dạng như khá bình dân, thích hợp với khả năng tài chính của các gia đình hiện nay. Một ưu điểm nữa của dòng xe đạp tập thể dục chính là động tác tập luyện dễ dàng. Bạn có thể chọn những bài tập đạp xe nhẹ nhàng đến mức độ cao hơn tùy đối tượng và mục đích tập luyện.
Sử dụng xe đạp tập thể dục cũng giống như bất kỳ một loại máy tập nào, cũng cần chú ý đến đến cách tập, cách bảo quản, vận hành xe. Có rất nhiều điều cần chú ý trong quá trình sử dụng xe đạp thể dục. Để sử dụng xe trong thời gian dài cũng như mang lại hiệu quả trong việc tập luyện, ít hư hỏng hay trục trặc, hãy ghi nhớ những điều nên và không nên làm sau đây:
Những điều Nên:
- Sử dụng xe đạp tập đúng theo hướng dẫn của nhà cung cấp
- Nên khởi động trước khi tập để tránh những chấn thương ảnh hưởng đến các khớp cơ ít vận động. Khởi động giúp làm nóng cơ thể và giãn các cơ để sẵn sàng cho quá trình tập luyện với các bài tập: xoay khớp cổ chân, cổ tay, xoay cổ, gập bụng, vươn vai,…
- Quần áo gọn, nhẹ, hợp thời tiết, không gò bó, thoải mái, đảm bảo thấm mồ hôi nhưng khô nhanh để tránh cảm lạnh. Không nên mặc nhiều quần áo vì nhiệt tỏa ra là lớn, dễ toát mồ hôi, gây khó chịu, dễ bị cảm lạnh. Tránh các quần áo bó sát, thắt lưng, nịt áo,…sẽ gây khó khăn trong khi tập và làm hạn chế quá trình tuần hoàn máu.
- Tư thế ngồi đạp xe có liên quan trực tiếp đến tầm với cũng như áp lực khi luyện tập. Vì vậy phải điều chỉnh cho phù hợp để quá trình đạp xe được thỏa mái nhất. Vì vậy trước khi thực hiện các bài tập đạp xe thì bạn cần phải điều chỉnh yên xe sao cho phù hợp nhất. Nếu để yên xe quá cao thì sẽ khiến lưng phải cúi gập rất nhiều trong khi tập luyện, còn với những bạn để yên xe quá thấp lại khiến chân bị co trong từng động tác đạp xe. Yên xe quá cao và quá thấp đều không tốt và có thể ảnh hưởng xấu tới cơ xương của người tập.
- Rất nhiều bạn luyện tập với xe đạp tập tại nhà cả một thời gian dài nhưng không hề chú ý và sử dụng tới nút điều chỉnh trọng lượng bánh đà. Nút điều chỉnh lực cản thường được thiết kế ngay cạnh bánh đà nhằm giúp người tập điều chỉnh một cách tiện lợi nhất có thể phù hợp với từng người tập.
Những điều không nên:
- Tập cùng lúc với người khác trên xe có thể gây nguy hiểm, dễ ngã.
- Để trẻ em đến gần khi có người đang sử dụng xe, có thể khiến bé bị thương
- Sử dụng xe khi chưa có ý kiến của bác sĩ và không có người ở bên cạnh khi bạn mắc bệnh tim mạch.
- Di chuyển xe khi xe vẫn đang hoạt động
- Đạp sai tư thế: đạp xe đạp sai tư thế sẽ dẫn đến những tổn thương không đáng có ở cổ, cột sống lưng và đầu gối. Đặc biệt là khi luyện tập mệt, người ta thường có xu hướng khom người về phía trước.
- Điều chỉnh yên xe, mức kháng lực không đúng cách
>>Tham khảo thêm: xe đạp thể dục có tay cầm ngang và tay cầm đứng, nên mua loại nào?