Tìm hiểu về bệnh thoái hóa khớp:
Bệnh thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn ở các khớp, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp. Đây là bệnh mạn tính chủ yếu xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi.
Theo thời gian, lớp sụn khớp dần dần bị thoái hóa, trở nên xù xì và mỏng đi khiến cho khớp không thể hoạt động tốt.
Đối với trường hợp bị nặng, sụn có thể mỏng đến mức không thể che phủ toàn bộ đầu xương. Khi vận động, xương bị cọ xát, thậm chí bào mòn lẫn nhau khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn.
Giải pháp cho người bị thoái hóa khớp:
Bệnh thoái hóa khớp là một bệnh mãn tính, vì vậy việc tập luyện phục hồi chức năng phải được tập luyện thường xuyên hằng ngày và quan trọng nhất là lựa chọn hình thức tập phù hợp cho từng bệnh nhân. Các bài tập luyện phục hồi chức năng đó là đi xe đạp, đi bộ, chạy bộ, bơi lội, leo cầu thang…
Để tạo thuận lợi cho việc tập luyện, bệnh nhân nên được đánh giá ban đầu và ở từng giai đoạn để điều chỉnh chương trình tập luyện cho phù hợp và nhằm tối ưu hóa lực tải đè ép lên các khớp bị ảnh hưởng. Điều đó có thể đạt được thông qua các bài tập tăng sức cơ, làm tăng sức ép lên các yếu tố thần kinh cơ, mà ít gây tải trọng lên khớp.
Khi bắt đầu tập luyện, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau tăng lên. Tuy nhiên, tình trạng đau sẽ giảm dần sau khi tập và sẽ không tăng theo thời gian. Trong giai đoạn này, bệnh nhân cũng có thể được áp dụng các biện pháp giảm đau tạm thời như điện phân, sóng ngắn, hồng ngoại, paraphin, châm cứu… Một hình thức tập luyện đã được chứng minh tính hiệu quả và dễ được áp dụng là tập luyện đạp xe đạp thể dục ngay tại nhà, khi đó các cơ được vận động tối đa mà rất ít gây tải trọng lên các khớp.
Theo các nghiên cứu của các chuyên gia Châu Âu đã cho ra rằng: Đạp xe thể dục là một giải pháp điều trị hiệu quả đối với người bị thoái hóa khớp thông qua một số bài tập nhẹ nhàng. Các tác động đến cơ làm giảm đau thông qua cơ chế tương tác tương tự như khi châm cứu. Đó là làm tăng nồng độ endophin trong não làm giảm cảm giác đau nhứt, tăng sức mạnh của các cơ và cải thiện chức năng thần kinh cơ giúp tăng sự ổn định xung quanh các khớp.
Chỉ với 4 tháng tập luyện với xe đạp thể dục ngay tại nhà không chỉ cải thiện sức mạnh cơ mà còn cải thiện chất lượng của sụn ở các khớp gối. Tập luyện thường xuyên với xe đạp còn giúp giảm cân từ đó giúp giảm trọng tải lên khớp.
Tuy nhiên, một hiện trạng thường hay gặp là quá trình tập luyện rất dễ bị thất bại vì đa số người bệnh thường khó duy trì việc tự tập luyện khi triệu chứng đau đã giảm mặc dù đã được bác sĩ phục hồi chức năng hướng dẫn. Để đạt được hiệu quả tối đa, tập luyện phục hồi chức năng và hoạt động thể lực phải được thực hiện thường xuyên.
Tại sao xe đạp tập thể dục lại đẩy lùi được bệnh thoái hóa khớp:
– Việc tập luyện làm cho cơ, dây chằng bền vững hơn, kích thích bao hoạt dịch tiết ra nhiều dịch khớp để khớp hoạt động trơn tru, ít đau hơn.
– Kích thích các nhóm cơ lớn vận động tối đa ít gây trọng tải lên khớp, cải thiện sự linh hoạt ở chân, không gây đau đớn cho người tập.
– Sự linh hoạt trong việc điều chỉnh vị trí và chiều cao của ghế, tay lái xe đạp tại nhà đảm bảo rằng bệnh nhân duy trì tư thế đúng khi tập luyện không ảnh hưởng đến lưng và quá căng cơ bắp.
– Khi được sử dụng ở nhà, một lợi thế là xe đạp thể dục không mất nhiều không gian. Mặt khác có thể người bệnh duy trì một chương trình tập thể dục phù hợp ngay tại ngôi nhà.
– Tập thể dục làm tăng nồng độ endorphins làm giảm cảm giác đau liên quan đến bệnh thoái hóa khớp.
Lưu ý khi tập luyện xe đạp thể dục với người bị thoái hóa khớp:
– Trước khi sử dụng xe đạp thể dục nên hỏi ý kiến bác sỹ để có chương trình tập luyện, cũng như vị trí thoải mái nhất.
– Yên xe nên được điều chỉnh sao cho khi duỗi gối hết mức, gối gập 1 góc từ 0 – 15 độ. Và cố gắng duy trì các bài tập để khớp gối vững vàng hơn, thực hiện ít nhất ba ngày một tuần trong ít nhất 20 phút/lần
– Để ngăn ngừa chấn thương, cần luôn luôn khởi động trước khi tập luyện và giảm tốc độ dần trước khi dừng tập.
– Nếu bị đau bất thường sau khi bắt đầu một chương trình tập thể dục, nên ngưng sử dụng xe đạp thể dục và tham khảo ý kiến bác sĩ của mình.
– Chú ý không nên luyện tập hay vận động nhiều trong các đợt đau cấp tính để tránh làm trật khớp và cột sống.
Hi vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích đến bạn và người thân.
>>>Xem thêm: máy chạy bộ nhập khẩu ngay đây